Bước nhảy vọt tỷ đô: Quốc gia châu Á vừa đạt vị trí số 1 thế giới, mục tiêu thế kỷ ngay trước mắt!

Quốc gia châu Á đó chính là Nhật Bản - Nền kinh tế lớn thứ 2 của châu lục.

Báo cáo MSCI Carbon Markets mới nhất phát hành tháng 1/2025 của Công ty tài chính Mỹ MSCI cho biết, thị trường tín chỉ carbon toàn cầu vẫn ổn định ở mức 1,4 tỷ USD vào năm 2024. Tuy nhiên, thị trường này có thể bùng nổ lên tới 35 tỷ USD vào năm 2030. Đến năm 2050, con số này là 250 tỷ USD.

Và Nhật Bản vừa là quốc gia dẫn đầu thị trường tín chỉ carbon thế giới khi nhu cầu toàn cầu về các giải pháp bền vững ngày càng tăng. 

Với các khoản đầu tư đáng kể – 70 tỷ USD dành cho tài chính khí hậu, các thỏa thuận song phương và các cách tiếp cận sáng tạo, nền kinh tế lớn thứ hai châu Á (là Nhật Bản – GDP đạt 4230,86 tỷ USD năm 2024) đang củng cố vị thế là quốc gia dẫn đầu trong quá trình phi carbon hóa. 

Quốc gia châu Á đó chính là Nhật Bản - Nền kinh tế lớn thứ 2 của châu lục.

Từ việc xây dựng quan hệ đối tác quốc tế đến thúc đẩy các giải pháp dựa trên thiên nhiên, những nỗ lực này của Nhật Bản phù hợp với cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Carboncredits đánh giá trong một bài báo đăng ngày 20/1/2025.

Hãy xem Nhật Bản đã, đang và sẽ làm gì để đạt được mục tiêu tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi này như thế nào.

Net Zero năm 2050: Mục tiêu thế kỷ với 70 tỷ USD

Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28, Thủ tướng Fumio Kishida tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Nhật Bản trong việc đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức trong việc đạt được mục tiêu khí hậu 1,5 độ, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh rằng các hành động thực hiện cho đến năm 2030 có vai trò quan trọng trong việc định hướng tương lai toàn cầu nói chung và Nhật Bản nói riêng.

Nước này đặt mục tiêu giảm 46% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030, với những nỗ lực đến nay đã góp phần giảm được 20%. 

Tokyo thậm chí còn phấn đấu giảm 50% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 để phù hợp với lời kêu gọi của Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 tổ chức tại Hiroshima năm 2023 về việc các quốc gia theo đuổi mục tiêu Net Zero thông qua các con đường cân bằng tăng trưởng kinh tế với an ninh năng lượng.

Để đạt được mục tiêu tham vọng này, Chính phủ Nhật Bản đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trên 14 lĩnh vực có tiềm năng cao.

Chiến lược này tập trung vào việc: (1) Khử carbon cho điện thông qua năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân và hydro; (2) Thúc đẩy quá trình điện khí hóa trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông và tiêu dùng; (3) Thực hiện cải cách về ngân sách, thuế và quy định, với dự báo cho thấy việc làm này có thể tạo ra mức tăng trưởng hàng năm là 2,6 tỷ USD vào năm 2050.

Điện hạt nhân cũng là lĩnh vực được Nhật Bản chú trọng để tối đa hóa việc triển khai năng lượng sạch

Riêng lĩnh vực năng lượng, Nhật Bản quyết tâm tối đa hóa việc triển khai năng lượng sạch; đồng thời mở rộng năng lượng mặt trời; và ủng hộ việc tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu.

Tokyo cam kết cung cấp chuỗi năng lượng bền vững và có kế hoạch chấm dứt việc xây dựng mới các nhà máy điện than trong nước. Với số tiền lên tới 70 tỷ USD dành cho tài chính khí hậu, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu để chống lại biến đổi khí hậu.

Dựa vào thiên nhiên để cứu hành tinh

Các tín chỉ carbon đến từ nhiều dự án khác nhau, bao gồm: 

(1) Giải pháp dựa trên thiên nhiên: Như tái trồng rừng, bảo tồn rừng và lưu trữ carbon trong đất.  

(2) Năng lượng tái tạo: Các dự án như trang trại gió và mặt trời thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. 

(3) Công nghệ thu giữ carbon: Thu giữ carbon trực tiếp từ không khí hoặc lưu trữ carbon trong đất thông qua than sinh học.

Và Nhật Bản không chỉ tập trung vào vấn đề năng lượng sạch mà còn dựa vào thiên nhiên để “làm giàu”.

Một trong những chiến lược đổi mới của Nhật Bản phải kể đến Tín chỉ loại bỏ carbon dựa trên thiên nhiên (NCRC) – một “mỏ vàng xanh” mới mà nước này đang khai thác.

Một ví dụ đáng chú ý là quan hệ đối tác gần đây giữa Tập đoàn Marubeni Corporation và Công ty vận tải Mitsui OSK Lines, Ltd. (MOL) – cùng của Nhật, để thành lập một liên doanh có tên Marubeni MOL Forests, nhằm tạo ra, mua, bán và hủy bỏ Tín chỉ loại bỏ carbon dựa trên tự nhiên – thông qua các dự án trồng rừng và thu giữ carbon.

Trong dự án khởi đầu, Marubeni MOL Forests có kế hoạch thành lập 10.000 hecta rừng mới tại Ấn Độ, hướng tới mục tiêu tạo ra tín chỉ carbon bắt đầu từ năm 2028.

Ngoài việc giảm phát thải, các dự án này còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo đất và quản lý tài nguyên nước. Cách tiếp cận kép này đảm bảo hành động vì khí hậu trong khi vẫn bảo vệ môi trường tự nhiên.

Khu rừng cổ đại trên đảo Yakushima của Nhật Bản
Khu rừng cổ đại trên đảo Yakushima của Nhật Bản

Hai doanh nghiệp Nhật Bản này cho biết mục tiêu “không phát thải ròng” khó có thể đạt được chỉ bằng cách giảm phát thải. Cả hai công ty đang kết hợp thế mạnh của mình để chống lại biến đổi khí hậu thông qua bảo tồn rừng.

Những nỗ lực của Marubeni và MOL phản ánh tầm nhìn rộng hơn của Nhật Bản về quá trình khử carbon, giải quyết cả nhu cầu về môi trường và xã hội. Bằng cách tận dụng các sáng kiến như vậy, Nhật Bản đang thúc đẩy các lợi ích chung phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Hiện, sáng kiến Marubeni MOL Forests đang được truyền thông quốc tế đưa tin rầm rộ.

Carbon EX: Nền tảng quan trọng cho sự thay đổi

Sàn giao dịch tín chỉ carbon Nhật Bản, Carbon EX, là một nền tảng quan trọng cho các sáng kiến tín chỉ carbon của nước này. Carbon EX được thành lập để tạo ra một thị trường minh bạch và hiệu quả, cho phép các doanh nghiệp và chính phủ giao dịch các Tín chỉ carbon đã được xác minh (VCC).

Sàn giao dịch khuyến khích các công ty bù đắp lượng khí thải trong khi thúc đẩy các công nghệ carbon thấp; đồng thời kết nối các nhà phát triển, người bán, thương nhân và người mua với các khoản tín chỉ liên quan đến rừng Nhật Bản và toàn cầu, năng lượng tái tạo, thu giữ carbon và công nghệ bảo tồn năng lượng.

Năng lượng sạch là một trong những vấn đề quan trọng của Nhật Bản trong mục tiêu Net Zero 2050Năng lượng sạch là một trong những vấn đề quan trọng của Nhật Bản trong mục tiêu Net Zero 2050
Năng lượng sạch là một trong những vấn đề quan trọng của Nhật Bản trong mục tiêu Net Zero 2050

Carbon EX hỗ trợ giao dịch Tín chỉ Carbon Tự nguyện, Tín chỉ J và Chứng chỉ Nhiên liệu Không hóa thạch. Có sẵn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh, nền tảng này hoạt động 24/7, giúp người dùng trên toàn thế giới có thể truy cập.

Được hỗ trợ bởi SBI Group – một tổ chức tài chính hàng đầu và ASUENE – một công ty đổi mới công nghệ khí hậu, Carbon EX ưu tiên độ tin cậy. Các khoản tín chỉ được đánh giá kỹ lưỡng nội bộ và hợp tác với các tổ chức bên ngoài, đảm bảo chất lượng và tính minh bạch.

Do đó, sàn giao dịch này đã trở thành công cụ thiết yếu giúp Nhật Bản quản lý lượng khí thải carbon và mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Vai trò chủ động của Nhật Bản trong thị trường carbon tạo ra tiền lệ cho các quốc gia khác. Bằng cách kết hợp các nỗ lực trong nước với sự hợp tác quốc tế, quốc gia này thể hiện cách tiếp cận toàn diện đối với hành động vì khí hậu.

Những sáng kiến này phù hợp với mục tiêu rộng hơn là tạo ra một nền kinh tế toàn cầu bền vững. Khi nhiều quốc gia áp dụng các chiến lược tương tự, tác động tích lũy có thể thúc đẩy đáng kể cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Việc Nhật Bản hiện là quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực cả thế giới theo đuổi (nhằm mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050) cho thấy quốc gia châu Á đang có những chiến lược táo bạo nhằm đạt được mục tiêu thế kỷ 21, góp phần chống lại cuộc khủng hoảng từ khí hậu.

Về chúng tôi

Các chính sách

Fanpage

© 2023 Website này được thiết kế bởi Website Marketing 365